Mọi password trong blogspot của Leaf đều là tên nhóm, 4 chữ, không viết hoa [****]

Bách Quỷ Dạ Hành [Phần 1]

Biên tập/ Chỉnh sửa: Twin 
Bản biên tập có sự kết hợp với Hoạ Đồ Bách quỷ dạ hành
Nguồn dịch/ sưu tầm: BaikezhWikiviWiki

Vui lòng không repost. 

Phần 1
001. Mộc Mị / 木魅
002. Đại Thiên Cẩu / 大天狗
003. U Cốc Hưởng/ 幽谷响
004. Sơn Đồng/ 山童  
005. Khuyển Thần · Bạch Nhi / 犬神 · 白儿 

STT
Bách Quỷ
Hoạ Đồ
1 
Mộc Mị / 木魅
Mộc Mị hoặc Thụ Mị chỉ những linh hồn sống trong cây cối. Nhìn bề ngoài nó không khác những cái cây bình thường, thế nhưng, nghe đồn nếu dự tính đạp đổ hoặc gây thương tổn cho cây, kẻ đó hoặc thậm chí toàn thôn sẽ gặp đại nạn.
 
Kodama

Đại Thiên Cẩu / 大天狗
Thiên Cẩu (Tengu) là một trong những yêu quái phổ biết nhất ở Nhật Bản, truyền thuyết nói nó do Thiên hoàng Sutoku biến thành, đồng thời trong《 Sơn Hải Kinh》của Trung Quốc cũng có ghi chép về Đại Thiên Cẩu, miêu tả nó tựa một loài động vật giống hồ ly. Nhưng vào thời đó ở Nhật Bản, bình thường đều cho rằng Thiên Cẩu có cái mũi đỏ cao, cầm quạt tròn trong tay, thân hình cao to cùng với đôi cánh rất dài, mặc áo giáp võ tướng, thắt lưng dắt kiếm samurai, mang guốc gỗ đế cao (Guốc gỗ Geta) truyền thống Nhật Bản, luôn mang bên mình áo tơi để tuỳ thời điểm mà ẩn trốn, đồng thới có phong thái ngạo mạn chẳng ai bì nổi. Nghe đồn Thiên Cẩu bắt cóc những người mất tích trong rừng, nên người xưa gọi việc trẻ em bị bắt cóc là "Thần Ẩn", nghĩ trên mặt chữ, bị Thần giấu đi.
Thời Kamakura,《 Thị hại phường hội quyển 》mô tả cuộc chiến giữa Thiên Cẩu cùng tăng lữ Thiên Thai Tông, kết quả Thiên Cẩu thua trận. Trong cố sự này, quân Thiên Cẩu Trung Quốc tới cầu viện Thiên Cẩu Nhật Bản, nhưng Thiên Cẩu Nhật Bản bày ra thái độ ngạo mạn, từ đấy có các từ "Tự cao", "Mũi cao". Do đó, cổ đại lấy "Diều hâu" làm hình tượng Thiên Cẩu, về sau thành "Thiên Cẩu mũi cao", miễn cưỡng giải thích cho việc nói những sơn tăng tu hành không tài giỏi, thái độ lại ngạo mạn, sau khi chết sẽ biến thành Thiên Cẩu.

Ootengu 
3
U Cốc Hưởng/ 幽谷响
Do địa hình núi mà dẫn đến tiếng vang vọng lại, sinh ra những tiếng vọng rất lớn, đó chính là nguồn gốc yêu quái U Cốc Hưởng. Có truyền thuyết cho rằng ở những nơi ánh sáng không chiếu tới trên núi có Sơn Thần "Hô Tử", phát ra quái thanh tựa "Chim báo tử" (Hô Tử Điểu). Ngoài ra còn có người cho rằng đấy là tiếng của Sơn Nam, Thiên Cẩu, Thiên Tà Quỷ, tuy nhiên tất cả lời đồn này đều có một điểm chung, là sau khi U Cốc Hưởng xuất hiện mới xảy ra.
 
Yamabiko

Sơn Đồng/ 山童  
Sơn Đồng, nghĩa như tên, không phải sơn yêu, đi qua đi lại nơi rừng sâu núi thẳm, thường xuyên tập trung ở vùng đảo Kyushu (không chỉ biên giới Kyushu, mà chúng còn xuất hiện ở những nơi khác vào hai mùa thu, đông). Sơn Đồng do có rất nhiều liên quan tới Hà Đồng, nên có lời đồn cho rằng Sơn Đồng chính là Hà Đồng, quan điểm phổ biến nhất là khi đến mùa thu, Hà Đồng vào núi sẽ biến thành Sơn Đồng. Tuy nhiên về truyền thuyết Hà Đồng vào núi này, Hà Đồng không chỉ đổi tên, mà ngay cả hình dạng và tính chất cũng thay đổi cực lớn, do đó Sơn Đồng và Hà Đồng có thể xem là hai chủng yêu quái khác nhau.

 
Yamawaro

Khuyển Thần · Bạch Nhi / 犬神 · 白儿 
Khuyển Thần chỉ linh hồn chó. Nguồn gốc Khuyển Thần có rất nhiều lời đồn. Theo truyền thuyết nếu cột chặt con chó, đặt trước mặt nó đồ ăn ngon nhưng lại không cởi trói cho nó, nó càng tập trung vùng vẫy vì muốn ăn thì đột ngột chặt đầu nó đi, vứt ở chỗ xa, hoặc đem đầu chó đi cúng, rồi vứt xuống biển hoặc đặt lên tảng đá cách xa xa nó, linh hồn con chó khi chết chỉ biết quậy phá, thành Khuyển Thần.
Bạch Nhi là yêu quái có vẻ ngoài giống trẻ em đi theo hầu hạ Khuyển Thần, đồn rằng đấy là linh hồn trẻ bị con chó kia cắn chết.

 
Inugami
0 Bình Luận "Bách Quỷ Dạ Hành [Phần 1]"

 
Copyright © 2014 - All Rights Reserved
Template By. Catatan Info